ĐỊA ĐIỂM : THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM : 2022
DIỆN TÍCH : 65 m2
NHÀ ĐẦU TƯ : Mr. Hùng
Có thể nói phong cách thiết kế nội thất Minimalism là tên gọi quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết hết những vấn đề xoay quanh phong cách thiết kế nội thất Minimalism. Phong cách thiết kế nội thất Minimalism là phong cách gì? Nguồn gốc của phong cách này từ đâu? Phong cách thiết kế Minimalism có những đặc điểm gì?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Phong cách Minimalism còn được biết đến là phong cách thiết kế tối giản hoặc cũng có thể gọi là phong cách nội thất tối thiểu. Các sản phẩm được tạo ra từ phong cách thiết kế Minimalism đều được thiết kế tối giản nhất có thể.
Đơn giản và tinh tế là những nét đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của phong cách Minimalism. Phong cách thiết kế nội thất Minimalism mang đường nét tối thiểu nhất có thể và giảm thiểu tối đa số lượng chi tiết. Dù phong cách thiết kế Minimalism có ít chi tiết nhưng những chi tiết được tạo ra đều cũng những ý nghĩa nhất định giúp tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.
Phong cách thiết kế nội thất Minimalism vô cùng thịnh hành ở Châu Âu - Nơi được mệnh danh là cái nôi của phong cách nội thất thế giới. Không chỉ ở Châu Âu mà phong cách này còn ảnh hưởng trực tiếp và lan rộng ra các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay, và còn lan rộng đến các nước ở Châu Mỹ.
Quốc gia Châu Á đầu tiên có sự hiện diện của phong cách này là Nhật Bản. Vì thế, Nhật Bản có thể coi là bậc thầy của phong cách tối giản. Không khó để bạn bắt gặp phong cách thiết kế nội thất Minimalism ở các công trình tại Nhật.
“Ít là nhiều - Less is more” chính là nguyên tắc đầu tiên và không thể xê dịch của phong cách Miniamlism. Nguyên tắc này được đặt ra bởi Ludwig Mies van der Rohe - Bậc thầy kiến trúc, nhà tiên phong của phong cách Minimalism. Xuyên suốt phong cách thiết kế nội thất Minimalism là sự tối giản, giản lược tuyệt đối các chi tiết. Không chỉ có chi tiết mà đồ nội thất trong phong cách này cũng được giản lược gọn nhất có thể.
Màu sắc Minimalism bị giới hạn trong cùng 1 phối cảnh, cụ thể: Không sử dụng quá 4 màu, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng 3 màu: 1 màu nền, một màu chủ đạo và 1 màu nhấn.
Đối với đồ nội thất bên trong: Bạn nên chọn những gam màu trung tính làm màu tường. Gam màu nhẹ nhàng khi kết hợp cùng đường nét tối giản sẽ giúp phong cách Minimalism trở nên nhẹ nhàng và tinh tế hơn.
Điểm độc đáo về màu sắc của Minimalism là sự tương phản giữa gam màu trung tính và màu đồ nội thất bên trong. Có thể nói, màu trắng là màu được sử dụng làm màu tường nhiều nhất trong phong cách thiết kế này. Màu trắng vừa giúp toát lên không gian trang nhã vừa giúp tôn lên đồ nội thất.
Ánh sáng có sự tác động mạnh mẽ tới mặt thị giác của người sử dụng. Do đó, việc sử dụng ánh sáng được coi là phần không thể thiếu của bản thiết kế. Ánh sáng được bố trí các vị trí quan trọng giúp nhấn mạnh không gian. Đồng thời nhờ vào hiệu ứng bóng đổ của ánh sáng mà đồ nội thất cũng nổi bật hơn, tôn lên các lớp hình khối vật dụng và đồ vật khác trong nhà.
Để chọn lọc được ánh sáng tốt nhất cho tổng thể kiến trúc. Các kiến trúc sư thường sử dụng thêm một công cụ để lọc ánh sáng tự nhiên. Công cụ đó có thể là bình phong lá chắn, rèm cửa, tác cây. Ánh sáng khi đi qua công cụ sẽ tạo ra hiệu ứng màu sắc giúp nhấn nhá thêm vào hình dạng và cấu trúc của tổng thể không gian.
Phong cách thiết kế nội thất Minimalism ưu tiên sử dụng nội thất thông minh và đa công năng. Những đồ nội thất như bàn ghế, kệ, tủ,... luôn được tinh giản tối đa. Nội thất của phong cách Minimalism mang hơi hướng của nội thất hiện đại Châu Âu. Tuy rằng, mọi đường nét về nội thất trong phong cách này được giản lược tối đa nhưng chúng không bị nhạt nhòa. Ngược lại, chúng vô cùng tinh tế và tiện lợi cho ngôi nhà của bạn.
Không khó để bạn có thể tối ưu không gian sống của mình. Thay vì sử dụng những đồ vật chỉ có một công năng. Bạn có thể sử dụng những món đồ nội thất có công năng sử dụng cao, phù hợp với không gian. Tránh sử dụng nội thất tốn diện tích, hạn chế công năng. Phong cách Minimalism luôn hướng tới công năng sử dụng nội thất. Vì vậy, bạn hãy hạn chế tối đa việc lắp đầy căn phòng bằng nhiều đồ vật.
Kết hợp chất liệu và sắc thái khác nhau là cách độc nhất giúp mang lại không gian ấm áp. Bạn có thể sử dụng giấy dán tường bằng vải len mềm kết hợp với thảm phòng ngủ. Với phòng tắm, bạn có thể chọn những mẫu gạch có chất liệu và hoa văn đơn giản nhưng không bị cũ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng thêm đồ vật chất liệu gỗ mang lại cảm giác ấm áp và mới lạ cho ngôi nhà.
Chúng tôi không chỉ thiết kế nhà cửa, chúng tôi bán sự trải nghiệm khách hàng. Niềm vui của khách hàng là động lực để chúng tôi phấn đấu. Mỗi một tổ ấm được hoàn thành là một món quà lớn, mang ý nghĩa đặc biệt đối với đội ngũ thiết kế và gia chủ.
Nếu bạn cần một đơn vị thiết kế, thi công nhà cửa uy tính hãy đến với chúng tôi. Với kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng. Những dự án mà đội ngũ chúng tôi thiết kế luôn để lại dấu ấn riêng và được đánh giá cao. Điều này càng khẳng định thêm vị thế của chúng tôi trên thị thường. Do đó, hãy yên tâm khi giao tổ ấm của các bạn cho đội ngũ Radar Architecture thiết kế.