Phong cách nội thất Minimalism - Đẳng cấp đến từ sự tối giản

Với nhịp sống ngày càng hối hả, tính cạnh tranh trong công việc ngày càng cao và mật độ dân cư trở nên chật hẹp. Thời điểm này, một không gian thoáng mát, tràn ngập ánh sáng theo phong cách Minimalism chính là sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều người.

Phong cách Minimalism là gì?

Phong cách Minimalism (tối giản, tinh gọn) là phong cách thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được yêu cầu thiết kế tối giản nhất có thể. 

Sau thế chiến thứ 2, những nước phương Tây có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức nghệ thuật. Con người dần tìm đến sự đơn giản thay cho sự cầu kỳ trước đây. Quan điểm nghệ thuật này bắt nguồn từ những bức họa của Mark Rothko và nhanh chóng đồng nhất với các lĩnh vực khác.

Phong cách Minimalism trong kiến trúc

 

Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) vị kiến trúc sư người Đức là bậc thầy của kiến trúc hiện đại thế giới, ông được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Ludwig Mies van der Rohe đặt nền móng cho phong cách tối giản, với không gian đơn giản, trong sạch, tinh tế, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, góc vuông,...

Phong cách tối giản trong kiến trúc có nội dung và bố cục theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt), có nghĩa là đơn giản tận cùng, đơn giản hết mức có thể. Các công trình thiết kế của ông cho đến nay vẫn là những case study gối đầu của các Minimalist hiện đại. 

Ludwig Mies van der Rohe(1886 – 1969)

Hội trường Crown - Ludwig Mies van der Rohe

Tại phương Đông, phong cách Minimalism xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản.

Kiến trúc Minimalism hướng đến giá trị của không gian tinh tế, thoáng đãng. Không gian làm nên cảm xúc chứ không phải chi tiết trang trí. Ánh sáng là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhất là ánh sáng tự nhiên. Trong kiến trúc tối giản, những yếu tố trang trí được hạn chế, ánh sáng trở thành yếu tố chính. 

 

Những nguyên tắc cơ bản

 

Phong cách thiết kế nội thất “Minimalist” hiện đang rất được nhiều người lựa chọn bởi sự giản dị và tinh tế trong không gian mà nó mang lại. Phong cách này có những nguyên tắc riêng để tạo nên một không gian tối giản nhưng không trống trải.

Tổng thể không gian “Less is more – Ít là nhiều”

Tổng thể không gian “Less is more – Ít là nhiều” chính là khung xương sống mà Ludwig Mies van der Rohe đề ra cho phong cách này. 

Thông thường, chúng ta sắp xếp nhiều đồ dùng trong nhà vì sợ nó đơn điệu. Nhưng ý nghĩa của phong cách Minimalism lại đối lập với điều này. Tối giản để đề cao sáng tạo, chừa khoảng không cho những suy nghĩ mở của chúng ta.

Bố cục xuyên suốt và giản lược tối đa các chi tiết chính là yếu tố cốt lõi tạo nên một không gian mang đậm chất phóng khoáng cho người yêu tự do. 

Trong phong cách Minimalism, những đồ nội thất không cần thiết sẽ được loại bỏ hoặc hạn chế để tạo ra không gian trống cho căn phòng.  Thay vào đó là những đồ nội thất thông minh, đơn giản, tích hợp nhiều công năng trong 1 sản phẩm. Điều này giúp không gian trở nên rộng mở vừa khiến cuộc sống trở nên thông minh, tiện ích hơn.

Hạn chế tối đa về màu sắc

Từ việc xây nhà đến việc dùng nội thất theo phong cách Minimalism màu sắc đều hạn chế dùng. Không nên sử dụng quá 4 màu trong cùng một phối cảnh, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng 3 màu: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.

Bên cạnh đó, những gam màu nhẹ nhàng khi được kết hợp với sự tối giản về đường nét làm cho không gian bạn vừa nổi bật vừa trở nên trang nhã, linh hoạt hơn. 

Ánh sáng – Yếu tố chính trong phong cách minimalism

Ánh sáng được xem là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất Minimalism, nó được sử dụng để tạo các hiệu ứng về thị giác.

Ánh sáng cùng hiệu ứng bóng đổ được khai thác thông qua những ô cửa, những vách kính, những khoảng trống, qua hệ thống rèm, cửa sổ lớn hay cả những tán cây. Ánh sáng nhân tạo cũng được nghiên cứu rất kỹ nhằm diễn tả cấu trúc không gian và những thành phần nội thất.

Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và cũng thay đổi sự cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian.

 

Sử dụng đồ nội thất tinh giản nhưng hiện đại

Các đồ nội thất trong căn nhà như bàn ghế, tủ, hay tủ tivi,… luôn được tinh giản tối đa. Đa số các món đồ nội thất của phong cách đều mang xu hướng nội thất hiện đại châu Âu. Còn nhóm vật dụng “không cần dùng”, bạn hãy nhanh chóng “chuyển hộ khẩu” đi nơi khác. 

Vật liệu mà phong cách Minimalism thường sử dụng gồm: chất liệu vải, thảm lông, đồ trang trí bằng chất liệu nhung, đan xen thêm chất liệu kim loại sẽ giúp ngôi nhà tăng thêm nhiệt độ, trong ấm áp hơn. 

Mặc dù đường nét của nội thất đều được tinh giản nhưng tất cả đều là sự kết hợp vô cùng tinh tế, đủ để không gian nhà bạn trở nên nổi bật.

 

Ý tưởng trang trí phòng nội thất tối giản  

Các thành phần trang trí nội thất như bàn ghế, vật dụng được sử dụng ở mức độ tối giản nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi sử dụng của chủ căn hộ. Bàn ghế có hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại được sắp xếp gọn gàng, các đường nét không cầu kỳ nhưng tinh tế. Không chỉ là nơi để ngồi mà bàn ghế còn được xem là những tác phẩm nghệ thuật góp phần làm nên đường nét cho không gian của bạn. 

 

Là phong cách sống cho người yêu tự do

“Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản” - Platon, nhà triết học Hy lạp cổ đại nổi tiếng từng nói.

Phong cách Minimalism không chỉ là một phong cách thiết kế, nó còn nói lên  phong cách sống của chủ nhân. Người Châu Âu sau một thời gian mê đắm với những chi tiết hoa văn cầu kỳ, bắt mắt, thì họ lại đi tìm cái đẹp của sự tối giản. Với mật độ dân số ngày càng đông, một khối lượng công việc lớn mà chúng ta đang phải đối mặt thì một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng chính là điều mà mọi người đang hướng tới.

Chính vì vậy, phong cách này có tầm ảnh hưởng và thành công lớn trong trang trí nội thất nói riêng và thiết kế kiến trúc nói chung trên toàn thế giới. 

Hãy bắt đầu tạo nên không gian đậm chất Minimalism của riêng mình. Nếu bạn có một căn hộ thô hay phòng trống chưa được decor thì hãy để Radar Architecture giúp bạn lên ý tưởng, bố trí nội thất dễ dàng hơn. 

Hãy liên hệ với chúng tôi:

radararchitecture.com

Hotline: 098 749 35 93

Email: info@radararchitecture.com

Menu